System of electromechanical items in high-rise buildings

Công việc xây dựng và cơ điện là hai bộ phận chủ yếu trong quá trình thi công xây dựng công trình, chúng không tách rời mà phụ thuộc nhau trong quá trình thi công nên cần phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo chất lượng, tiến độ cho dự án.

Thông thường các kỹ sư xây dựng tại hiện trường chỉ tập trung vào chuyên môn xây dựng như bê tông, thép, xây, trát, ốp lát, sơn bả… ít để ý đến các hạng mục cơ điện hay chỉ chú ý lẻ tẻ, cục bộ khi phần việc mình phụ trách bị vướng hay cần phối hợp với bộ phận cơ điện, do vậy mình hệ thống lại các hệ thống các hạng mục cơ điện trong công trình cao tầng để các bạn nắm được tổng quát và phối hợp với bộ phận cơ điện khi quản lý dự án thi công xây dựng công trình:

Hệ thống các hạng mục cơ điện

* Hệ thống điện:

  • Hệ thống chiếu sáng: bao gồm kiểu đèn, số lượng đèn, vị trí đèn, đi dây, công tắc đèn…;
  • Máy biến áp bao gồm cả thông gió cho phòng máy biến áp;
  • Máy phát điện bao gồm cả thông gió cho phòng máy phát điện;
  • Hệ thống thiết bị đóng cắt;
  • Hệ thống dây dẫn;
  • Hệ thống tủ ATS;
  • Hệ thống nối đất an toàn điện;
  • Hệ thống chống sét.

* Hệ thống điện nhẹ:

  • Hệ thống internet và điện thoại: bao gồm vật tư, thiết bị, dây dẫn…;
  • Hệ thống truyền hình;
  • Hệ thống camera giám sát;
  • Hệ thống âm thanh.

* Hệ thống cấp thoát nước:

  • Bể chứa nước tầng hầm, bể nước mái, đồng hồ nước, đường kính ống đẫn nước vào;
  • Hệ thống bơm nước, đường ống cấp nước, van giảm áp, bơm tăng áp;
  • Bể nước thải và hệ thống đường ống thoát nước thải;
  • Hệ thống thoát nước mưa và nước thải tầng hầm;
  • Hệ thống nước thải quanh công trình.

* Hệ thống điều hòa:

Thường dùng hệ thống điều hòa trung tâm bao gồm dàn nóng, dàn lạnh, ống ga, lớp bảo ôn, ống thoát nước ngưng, dây dẫn, aptomat, tủ điện cấp cho dàn nóng và dàn lạnh…

* Hệ thống thông gió:

  • Hệ thống cấp khí tươi;
  • Hệ thống hút gió thải nhà vệ sinh;
  • Hệ thống hút khói hành lang;
  • Hệ thống tăng áp cầu thang;
  • Hệ thống thông gió tầng hầm;
  • Hệ thống cấp điện cho các quạt thông gió.

* Hệ thống phòng cháy chữa cháy:

  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler và vách tường: bao gồm hệ thống đầu phun Sprinkler và đường ống chữa cháy Sprinkler cho các tầng, hộp chữa cháy vách tường và đường ống cho chữa cháy vách tường cho các tầng;
  • Hệ thống báo cháy tự động bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút ấn, chuông đèn báo cháy, dây tín hiệu…
  • Hệ thống bơm chữa cháy bao gồm: bơm chữa cháy, bơm tăng áp, bình tăng áp, đường ống hút và đường ống đẩy của bơm;
  • Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy bao gồm kiểu bình chữa cháy, vị trí và số lượng bình chữa cháy.

* Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (BMS):

Hệ thống này giúp ban quản lý công trình kiểm soát được hệ thống cơ điện của công trình từ một phòng chức năng tập trung, dựa vào BMS ban quản lý công trình có thể theo dõi và quản lý các hệ thống cơ điện để đảm bảo chúng hoạt động một cách hiệu quả.

Hệ thống gas trung tâm:

Trước đây các công trình cao tầng còn có hệ thống chứa gas và đường ống phân phối gas cho các hộ gia đình sử dụng nhưng hiện nay việc sử dụng bếp ga gây độc hại cho người sử dụng và có nguy cơ cao gây nguy hiểm gây cháy nổ. Do vậy các công trình cao tầng hiện nay vì lý do an toàn chống cháy nổ đã cấm sử dụng ga trong đun nấu mà thay vào đó là việc sử dụng bếp từ, bếp hồng ngoại.

Trên đây mình đã trình bày tổng quan về hệ thống các hạng mục cơ điện của một công trình cao tầng.

Leave Comments

0876594999
0876594999
en_USEnglish