9 hướng đi của các chương trình chuyển đổi số ngành nghề trọng tâm

Các chương trình chuyển đổi số ngành nghề trọng tâm của TP.HCM đang tập trung cho thời gian tới gồm 9 hướng đi cơ bản.

TP.HCM sẽ trở thành một trung tâm fintech

Rất nhiều chương trình đang cùng lúc tiến hành để từng bước xây dựng chính quyền số, kinh tế số của TP.HCM. Trong đó, các chương trình chuyển đổi số ngành nghề trọng tâm của TP bao gồm 9 hướng đi cơ bản.

Một là nghiên cứu, đề xuất để phát triển TP.HCM thành trung tâm công nghệ tài chính (Fintech hub); Hai là chuyển đổi số trong y tế (Sở Y tế); Ba là chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo (Sở Giáo dục và Đào tạo); Bốn là chuyển đổi số trong giao thông vận tải (Sở Giao thông vận tải); Năm là chuyển đổi số trong du lịch (Sở Du lịch).

Trọng tâm thứ sáu là chuyển đổi số trong nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); Bảy là chuyển đổi số trong logistics (Sở Công thương); Tám là chuyển đổi số trong môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường); Thứ 9 là chuyển đổi số trong năng lượng (Sở Công thương, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh).

Ý tưởng phát triển TP.HCM trở thành một trung tâm Fintech (Fintech Hub) được đưa ra trong bối cảnh TP.HCM đang đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính của khu vực, đồng thời cũng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh riêng cho cho thành phố và tăng sức mạnh cho chính lĩnh vực Fintech của Việt Nam.

TP.HCM được xếp vào danh sách 25 trung tâm Fintech mới nổi của thế giới. Ảnh: H.P

Theo tài liệu nghiên cứu, TP.HCM được xếp vào trong danh sách 25 trung tâm Fintech mới nổi (Emerging Fintech Hub) của thế giới. Ý tưởng của Hội tin học TP.HCM đề xuất phát triển TP.HCM thành trung tâm Fintech của cả nước vì lý do đây là nơi dẫn đầu và tập trung nhiều hoạt động kinh tế, có nhiều công ty phần mềm, là nơi phù hợp để các dự án khởi nghiệp về fintech chọn lựa. TP.HCM đã có sẵn sàn giao dịch chứng khoán, nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư, có sẵn nguồn nhân lực chất lượng cao và lượng vốn, lại thêm yếu tố kết nối dễ dàng với Singapore về vị trí địa lý.

Để trở thành đô thị thông minh thì không thể thiếu các doanh nghiệp sáng tạo mang tính đột phá, Fintech. Tuy nhiên, cần lưu ý ở thời điểm hiện tại, các Fintech Việt Nam đang phát triển mạnh nhưng như các chuyên gia nhận xét thì chính sách hỗ trợ của nhà nước lại thiếu giải pháp cụ thể.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu thế

Với lợi thế đất đai màu mỡ, chuyển đổi số trong nông nghiệp để xây dựng các vùng sản xuất canh tác ứng dụng công nghệ 4.0 là xu thế tất yếu ngày nay. Chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất làm việc, nâng cao lợi nhuận, tối ưu hóa sản xuất, tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”.

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế có thể giúp kết nối hàng triệu hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với 100 triệu người tiêu dùng trong cả nước, thậm chí cả hàng tỷ người tiêu dùng trên thế giới.

 

Ứng dụng Drone trong nông nghiệp là một phương án chuyển đổi số hiệu quả

IoT với các cảm biến được cài đặt có tính toán, xung quanh các cánh đồng cùng với công nghệ nhận dạng hình ảnh cho phép nông dân xem cây trồng của họ từ mọi nơi trên thế giới; tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng theo sự điều khiển của con người; gửi cho nông dân thông tin cập nhật theo thời gian thực, do đó có thể thực hiện các thay đổi phù hợp với cây trồng đang được nhiều nước trên thế giới ứng dụng hiệu quả.

Robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp sẽ cải thiện năng suất và đem lại sản lượng cao và nhanh hơn, chẳng hạn như robot xịt thuốc và làm cỏ có thể giảm việc sử dụng hóa chất đến 90% nhờ công nghệ chính xác. Robot cũng được thử nghiệm dùng để thu hoạch trái cây và hạt.

Máy bay không người lái được sử dụng nhiều trong canh tác nông nghiệp ở các nước châu Mỹ và châu Âu. Loại thiết bị công nghệ này thường được sử dụng vào mục đích giám sát cây trồng, đồng thời cũng có khả năng sản xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất, phân tích và mô hình hóa cây trồng, phun thuốc từ trên cao, với hiệu suất làm việc cao gấp nhiều lần các thiết bị khác.

Việt Nam được dự báo đến năm 2030 ngành nông nghiệp tất yếu sẽ sử dụng các thiết bị tương tự để gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, để phát triển bền vững trong tương lai, nông nghiệp cần bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, tạo nét khác biệt mang tính bản địa chứ không dừng lại ở canh tác, sản xuất, hoặc kinh doanh trên các nền tảng 4/0.

 

Leave Comments

0876594999
0876594999
en_USEnglish